Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 150.000 người chết vì ung thư. Nhưng điều đáng nói có tới 20-30% trong số đó tử vong không phải vì ung thư mà lại vì… suy dinh dưỡng.

Đây là những con số đáng lo ngại được đưa ra tại Hội thảo chuyên đề Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư do Bệnh viện Ung bướu tổ chức. Tại Hội thảo, Ths Nguyễn Thị Thanh Phương, Điều dưỡng trưởng Bệnh viện đã phân tích rõ nguyên nhân của tình trạng trên cũng như đề ra giải pháp nhằm giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng này.
Ths Nguyễn Thị Thanh Phương thuyết trình tại Hội thảo
Bệnh đã nặng càng nặng thêm

Ths. Thanh Phương chia sẻ, bệnh nhân thường mang tâm trạng buồn rầu vì lo lắng cho tình trạng bệnh của mình. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề ăn uống của họ khiến bệnh nhân có cảm giác ăn không ngon, gây biếng ăn, suy nhược cơ thể.

Cảm giác chán ăn, thay đổi khẩu vị, khô miệng, buồn nôn, nôn hay táo bón… là những khó khăn trong việc ăn uống mà bệnh nhân ung thư thường gặp. Thậm chí, nhiều bệnh nhân phải chịu đau đớn do nhiễm trùng miệng và họng.

Bên cạnh đó, Ths. Hương cũng đưa ra một số quan niệm sai lầm về dinh dưỡng trong ung thư như ăn kiêng, kiêng thịt đỏ hay không ăn thực phẩm giàu vitamin C. “Nhiều người bệnh bị ung thư ăn kiêng vì sợ ăn nhiều chất bổ khối u sẽ phát triển nhanh nhưng thực tế nếu người bệnh ung thư ăn quá ít sẽ dẫn đến thiếu năng lượng và dinh dưỡng. Trong thịt đỏ có chứa nhiều vitamin B12 và sắt, nếu ăn lượng vừa phải thì sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh ung thư. Các thực phẩm giàu vitamin C giúp phát triển collagen và tăng cường sức đề kháng”- Ths Hương cho hay.

Ngoài ra, việc tế bào ung thư có cơ chế tự dưỡng cũng khiến bệnh nhân bị sụt cân do tiêu hao dinh dưỡng. Đó là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng sụt cân nhanh chóng dẫn đến “bệnh đã nặng càng nặng thêm” của các bệnh nhân ung thư.

Phải đủ chất

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng cứ mỗi 5% trọng lượng bị mất sẽ rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân. Điều này chứng minh dinh dưỡng điều trị đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hồi phục của người bệnh bên cạnh chế độ điều trị dùng thuốc và lối sống tích cực.

Cũng tại Hội thảo, Ths Hương đã đưa ra các giải pháp điều trị bằng dinh dưỡng cho người bệnh, giúp họ cải thiện tình trạng chán ăn, sụt cân trong quá trình điều trị và phục hồi

Theo đó, với những trường hợp thay đổi khẩu vị, gia đình có thể giúp họ bằng cách cho người bệnh ăn những loại trái cây có vị chua, ăn thịt gia cầm, cá, trứng, bổ sung chế độ ăn giàu đạm thực vật hay tăng cường những thực phẩm ưa thích. Nếu miệng có vị tanh, đắng thì nên nếm vài giọt chanh, cam, quýt hoặc bưởi.

Với những bệnh nhân cần hóa trị hoặc trị xạ vùng đầu, cổ có thể gây khô miệng, thức ăn sẽ trở nên cứng hơn, khó nhai, khó nuốt. Với các trường hợp này, bệnh nhân có thể chuyển sang ăn thức ăn mềm, xay nhuyễn, ăn kèm nước canh. Để tăng tiết nước bọt, bệnh nhân nên thử dùng thức ăn, đồ uống có vị chua, nhai kẹo cao su, ăn dồ tráng miệng hoặc trái cây ướp lạnh.

Khi bệnh nhân bị đau hoặc nhiễm trùng hầu họng, cần xác định rõ tình trạng trên là do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị nào: Hóa chất, trị xạ hay bệnh nhân đang bị nhiễm trùng. Từ đó, gia đình có thể điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Với những khó khăn về họng, người bệnh nên được ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai, nuốt, đặc biệt cần ăn lạnh hoặc nguội. Tuyệt đối, không để bệnh nhân ăn đồ nóng, đồ khô, cứng hoặc các thức ăn cay, mặn và các loại trái cây, nước ép có vị chua.

Buồn nôn, nôn là biểu hiện của hầu hết các bệnh nhân ung thư bởi tác động của hóa chất và tia xạ trị trong quá trình điều trị. Để cải thiện tình trạng này, Ths Hương khuyên bệnh nhân nên ăn trước khi thực sự đói và nên mặc quần áo rộng rãi khi ăn. Đặc biệt, sau khi ăn khoảng 1h, người bệnh không nên nằm mà có thể cố gắng ngồi hoặc nằm kê cao gối 45 độ. Nếu không gặp vấn đề về họng, người bệnh có thể ăn thực phẩm khô trong bữa phụ sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn.

Vấn đề nước uống cũng là điều cần lưu ý. Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân ung thư nên uống mỗi ngày 8-12 ly nước, uống ngay cả khi không khát. Ngoài nước lọc, người bệnh nên uống thêm nước ép (rau, quả, thịt), sữa hoặc thực phẩm có chứa nhiều nước. Khi uống nên dùng ống hút, uống từ từ đề phòng sặc nước dẫn đến nôn.

Cũng cần lưu ý thêm, chế độ ăn của người bệnh cần được chuẩn hóa về hàm lượng các chất dinh dưỡng khi đưa vào cơ thể do sự suy giảm sự hấp thu tiêu hóa và giảm miễn dịch của cơ thể. Hiện nay, sản phẩm dinh dưỡng y học Medifood là một trong số ít những sản phẩm đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân. Đây là sản phẩm xuất xứ Hàn Quốc, có công thức dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu hàng ngày. Chính vì vậy sản phẩm có thể thay thế cho thức ăn thông thường. Medifood cũng phù hợp dành cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau như: bệnh nhân bị chấn thương, bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân hồi sức cấp cứu, bệnh nhân suy dinh dưỡng, bệnh nhân bị các vấn đề về rối loạn tiêu hóa khi sử dụng các thức ăn thông thường, bệnh nhân nội trú, phải điều trị dài ngày, và đặc biệt là bệnh nhân bị ung thư.
Medifood – một lựa chọn dinh dưỡng lý tưởng cho bệnh nhân ung thư
Ths Nguyễn Thị Thanh Phương khuyến cáo: Để việc tiếp nhận dinh dưỡng có hiệu quả, người bệnh nên có tinh thần thoải mái, chủ động trong tiếp nhận dinh dưỡng hoặc ăn uống. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên súc miệng bằng nước sạch trước - sau khi ăn và trước khi đi ngủ để những bữa ăn sau có thể ngon miệng hơn. Đối với bệnh nhân ung thư các bữa ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ.
T.H

-----------------------------------------------------------------

Tags: Physiolac, sữa Physiolac, sua Physiolac, Physiolac

Chủ đề cùng chuyên mục :