Bạn đang lên kế hoạch mua nhẫn để chuẩn bị cho màn cầu hôn lãng mạn sắp tới? Có thể những gì bạn biết vẫn là chưa đủ để có được lựa chọn lý tưởng nhất. Thế nào mới là dáng nhẫn đẹp, chất liệu nào thì tốt, cách sắp xếp kim cương ra sao mới là chuẩn và hơn thế nữa. Để giải đáp những băn khoăn đó, những thông tin dưới đây sẽ cho bạn một số bí quyết chọn lựa nhẫn cưới sao cho chính xác nhất!



1. Hiểu về “4 chữ C”

Tip chọn nhẫn đính hôn kim cương đầu tiên cho bạn là dãy “4 chữ C”: Color (màu sắc), Cut (cách cắt đá), Clarity (độ sáng rõ), Carat Weight (đơn vị khối lượng carat (K) – 1K=200mg)

Color: bảng màu đá từ D đến Z (từ trong suốt đến có màu) sẽ đánh giá độ hiếm của đá (càng ít màu càng hiếm)

Cut: cách cắt đá sẽ đánh giá được mức độ phản quang (hay nói cách khác là độ lấp lánh) của đá dưới ánh sáng, mức độ cắt càng tốt, đá càng sáng

Clarity: độ sáng rõ của đá càng cao thì đá càng không có những dị tật bên trong cũng như trầy xước bên ngoài

Carat Weight: đơn vị đo kim cương carat sẽ cho thấy rõ kích thước của đá

Sau khi bạn hiểu rõ dãy “4 chữ C” là gì, câu hỏi bạn cần đặt cho bản thân là “đâu là chữ C tôi cần lưu tâm nhất?”. Ưu tiên hóa các đầu mục này sẽ giúp bạn loại bỏ những chiếc nhẫn không phù hợp ngay từ những phút ban đầu. Việc hiểu rõ về “4 chữ C” sẽ không làm phí thời gian của bạn đâu. Đây dường như là ngôn ngữ đại trà của “thế giới kim cương”, nếu bạn có thể giao tiếp được bằng ngôn ngữ này, bạn sẽ không bao giờ bị lừa gạt, mất cắp mà còn có thể tự chọn cho mình những chiếc nhẫn ưng ý!

2. Chọn cách đính đá

Nhiệm vụ của việc đính đá phải đạt được là tôn lên vẻ đẹp của mặt đá và bảo vệ nó khỏi va đập, tổn thương. Sau đây là một số kiểu sắp xếp thông dụng:

Nhánh đỡ: Kiểu sắp xếp này thường dùng với một mặt đá chính, được đỡ bởi 4 đến 6 nhánh xung quanh nối liền với thân nhẫn. Các nhánh này thường làm từ kim loại, và những loại nhẫn như vậy hay được gọi là solitaire (so-lơ-tia). Ngoài ra còn có rất nhiều kiểu đính đá theo hình dáng nhánh đỡ này, ví dụ như kiểu thiết kế “thánh đường”, khi các nhanh không chỉ đỡ, mà còn bao bọc cả phần mặt đá, tạo cảm giác kín đáo và tăng độ che phủ cho nhẫn.

Khung: Loại đính đá này sẽ cung cấp sự bảo vệ tối đa cho kim cương khi nó nằm gọn trong một khung kim loại bao quanh, nén và ép, như một khay bánh vừa vặn.

Hào quang: Đá chính được bao quanh bởi các loại đá nhỏ hơn. Cách đính đá này có thể khiến kim cương lấp lánh, lung linh hơn dưới ánh đèn, cũng như là viên đá chính trông to và nổi bật hơn.

3. Chọn đá đính kèm

Đá phụ là một trong những cách hữu hiệu để tô điểm vẻ đẹp cho chiếc nhẫn của bạn. Chúng mang lại một chút gì đó sang trọng và hình dáng tinh tế hơn khi đeo lên tay người dùng. Những lựa chọn phổ biến là set đá của Channel hoặc Pavé được gắn dọc theo chuôi của thân nhẫn, hay chỉ đơn giản là hai viên đá baguettes (dài và dày màu trong suốt, thường là hình chữ nhật) hoặc đá màu ở bất kì hình dáng nào, gắn ở hai bên mặt kim cương chính, đã là đủ để tôn lên vẻ đẹp của chiếc nhẫn rồi. Nếu bạn muốn chọn đá kèm hiệu quả nhất, nên xem xét đến dãy “4 chữ C” và chọn những loại có chỉ số gần nhất với đá chính trên nhẫn của bạn.

Xem thêm: Nhẫn cầu hôn kim cương Asscher cho cô nàng sành điệu

4. Đánh giá nhẫn trong nhiều môi trường ánh sáng khác nhau

Ánh sáng tự nhiên, nến, ánh huỳnh quang, ánh đèn tập trung... Ở mỗi nơi, kim cương sẽ cho ra một kiểu nhìn riêng biệt phụ thuộc vào độ sáng của môi trường. Lí do bởi vì mỗi mặt của kim cương như một chiếc gương, phản chiếu không gian mà nó đang nằm bên trong. Mỗi chuyển động nhỏ đều có thể cho ra một kiểu phản chiếu khác nhau. Vì vậy, khi mua nhẫn, bạn cần đảm bảo kiểm tra nhẫn ở ít nhất bốn môi trường ánh sáng này:

- Không gian mà ánh sáng tập trung không quá rực rỡ

- Ánh sáng khuếch tán – ánh huỳnh quang hắt sáng từ trần nhà màu trắng là tốt nhất

- Không gian có cả ánh sáng tập trung và khuếch tán

- Ánh sáng mặt trời

Ngoài ra, bạn nên dựa vào nơi mà cô dâu của bạn sẽ đeo chiếc nhẫn này đầu tiên, có thể là vào đêm cầu hôn của bạn hoặc trên lễ đường, để món quà bất ngờ này có thể sáng rực rỡ nhất và khiến cho người bạn đời sắp tới của bạn hưởng được trọn vẹn giây phút của thăng hoa cảm xúc.

5. Chọn nhẫn hợp gu cô ấy

Chiếc nhẫn đính hôn không chỉ để đeo một lần, mà là cả đời. Vì vậy, nó cần phải thực sự phù hợp với người đeo. Cách nhanh gọn và chính xác nhất là thẳng thắn hỏi về sở thích của cô ấy trước khi mua nhẫn, nhưng nếu bạn muốn giữ lại một chút yếu tố bất ngờ, bạn có thể quan sát kiểu trang sức cô ấy hay đeo là gì? Chất liệu và màu sắc? Hoặc thậm chí hỏi bạn thân cô ấy. Nếu sở thích của nàng có xu hướng hiện đại, cô ấy có thể sẽ thích những mẫu mã mới và không ngần ngại thử những mặt hàng độc lạ.

Xem thêm: Nhẫn đính hôn kim cương cho lời cầu hôn hoàn hảo

6. Biết cỡ ngón tay của nàng

Bạn có thể đợi một lúc nào đó cô ấy ra khỏi phòng, mượn tạm một trong những chiếc nhẫn của nàng để đi đo kích thước, hoặc tiết kiệm hơn là ấn chiếc nhẫn vào một thanh xà phòng và mang ra hàng sau. Một cách khác bạn có thể cân nhắc là đeo nhẫn vào ngón tay của mình và đánh dấu điểm dừng lại của nó. Như vậy là quá đủ cho chuyên gia có thể lấy chính xác kích thước cho bạn rồi!

7. Tính chi phí

Mấu chốt: Tiêu số tiền bạn nghĩ là vừa đủ

Việc dành ra ba tháng lương để mua nhẫn đã trở nên hết sức lỗi thời! Đây là những mẹo tốt hơn bạn có thể tham khảo: Hiểu về “4 chữ C”, so sánh các mặt hàng ở nhiều hãng và tìm ra địa điểm phù hợp với túi tiền. Sự thật là đến cuối cùng, điều quan trọng không phải là bạn đã chi ra bao nhiêu, mà là bao nhiêu tình cảm bạn đã gửi gắm vào món quà mang ý nghĩa cả cuộc đời đó.

8. Làm báo cáo mặt hàng

Khi bạn mua một chiếc nhẫn đính hôn, bạn cần yêu cầu phục vụ làm giấy tờ báo cáo mặt hàng cho bạn. Báo cáo đó phải bao gồm các chỉ số chính xác của loại kim cương và kim loại bạn mua, không một sự mơ hồ hay không chắc chắn nào được phép ở trong bản báo cáo. Giấy tờ này cũng cần khẳng định việc nâng cấp hay chưa nâng cấp mặt hàng kim cương để sau này kiểm tra lại vẫn có giấy trắng mực đen để đối chiếu