Trẻ đau bụng quanh rốn là một trong các bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp có thể tự khỏi, nhưng cũng có những trường hợp nguy hiểm đến tính mạng nên ba mẹ không được chủ quan.

1.Thế nào là đau bụng quanh rốn?

Thông thường vùng bụng sẽ được chia thành 4 vùng hoặc 9 vòng. Trong đó, cách chia thành 9 vùng sẽ phổ biến và dễ nhận biết hơn bao gồm: hạ sườn phải, hạ sườn trái, thượng vị, hạ vị, hông phải, hông trái, vùng rốn, hố chậu phải, hố chậu trái.

Mỗi vùng sẽ chứa những cơ quan khác nhau, do đó để biết trẻ đau bụng do bệnh lý nào thì cần xác định được vị trí. Trẻ bị đau bụng quanh rốn là tình trạng đau ở vùng rốn hoặc các vùng lân cận, có thể do cấu trúc xung quanh hoặc hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.
Trẻ nhỏ bị đau bụng ở rốn rất thường xuyên xảy ra
2.Các triệu chứng đi kèm khi trẻ bị đau bụng quanh rốn

Trẻ đau bụng quanh rốn có ngoài việc khó chịu và đau âm ỉ, dữ dội hoặc quằn quại thì ba mẹ có thể bắt gặp một số triệu chứng đi kèm như:
  • Trẻ bị sốt
  • Cơn đau di chuyển xuống bụng dưới bên phải
  • Bị đầy hơi hoặc chứng bụng
  • Chán ăn, biếng ăn bệnh lý, mất cảm giác thèm ăn
  • Nôn mửa hoặc buồn nôn
  • Bệnh tiêu chảy, táo bón
  • Đau nhiều hơn khi cử động hoặc di chuyển

3.Nguyên nhân trẻ đau bụng quanh rốn

Chứng khó tiêu

Khó tiêu là một trong những tình trạng thường gặp ở ở mọi độ tuổi, đặc biệt thường xảy ra đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tập ăn dặm. Còn đối với những trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích sẽ khiến các triệu chứng khó tiêu diễn ra thường xuyên và kéo dài lâu hơn.

Vì vậy, sau khi ăn các thực phẩm khó tiêu, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng quanh rốn và lân cận kèm theo các cơn đau lặp đi lặp lại. Do đó, tốt nhất ba mẹ nên nhắc con nhỏ ăn chậm, nhai kỹ để tránh nuốt phải không khí và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ.

Táo bón

Hầu như trẻ nhỏ thường không thích ăn rau mà lại ăn nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ và uống nhiều nước ngọt có ga. Việc ăn uống không lành mạnh, không đủ chất xơ khiến trẻ bị táo bón dẫn đến đau bụng quanh rốn. Do đó, ba mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ để khắc phục tình trạng này.
Nguyên nhân trẻ đau quanh rốn là do táo bón gây ra
Phình động mạch chủ

Phình động mạch chủ là một trong những triệu chứng nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu bị vỡ khiến máu chảy vào nội tạng. Khi động mạch chủ ở trẻ phình to, ba mẹ sẽ nhận thấy một số triệu chứng ở trẻ như:
  • Khó thở
  • Huyết áp thấp
  • Tăng nhịp tim
  • Ngất xỉu
  • Yếu bất ngờ ở một bên cơ thể

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm cũng khiến trẻ đau bụng quanh rốn. Vấn đề này do vi sinh vật hoặc độc chất gây ra, hầu hết các trường hợp ngộ độc ở trẻ sẽ tự khỏi trong khoảng 24 - 48 giờ. Nhưng nếu đi kèm các triệu chứng tiêu chảy nhiều ngày, mất nước, mờ mắt, ngứa cánh tay thì ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Tâm lý lo lắng

Trẻ em đang trong giai đoạn từ 2 - 10 tuổi thường chỉ vào những vị trí đau ở rốn khi thấy khó chịu, không vui hoặc đang cáu gặt về một vấn đề nào đó. Vì vậy, ba mẹ hãy xác định nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy bực tức trong người và giải tỏa tâm lý cho trẻ.

Viêm ruột thừa

Trẻ đau bụng quanh rốn có thể do căn bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em gây nên, ban đầu có thể xuất hiện ở khu vực quanh rốn và lan dần về phía dưới bên phải bụng. Bệnh lý này khá nguy hiểm nếu không được điều trị nhanh chóng có thể đe dọa đến tính mạng. Một số triệu chứng đi kèm như:
  • Sốt
  • Bụng đầy hơi
  • Ăn không ngon
  • Nôn mửa hoặc buồn nôn
  • Táo bón, tiêu chảy
  • Cơ đau dữ dội khi trẻ ho hoặc cử động

Tắc ruột

Tắt ruột non có thể một phần hoặc toàn bộ, tình trạng này khiến thức ăn không thể đi sâu vào đường tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Trong đó, các nguyên nhân khiến trẻ bị tắc ruột non như:
  • Nhiễm trùng
  • Thoái vị
  • Bệnh viêm ruột
  • Khối u
  • Mô sẹo lần phẫu thuật bụng trước

Bên cạnh đó, trẻ sẽ có các triệu chứng đi kèm như: đau bụng, sốt, nhịp tim đập nhanh, buồn nôn và ói mửa, đầy hơi, mất nước, chán ăn, táo bón. Do đó, khi gặp chứng tắc ruột ở trẻ ba mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị tốt nhất.

Thoát vị rốn

Thoát vị rốn được biến đến là hiện tượng mô bụng phình ra, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và cũng xuất hiện ở các bé lớn hơn. Khi trẻ mắc phải bệnh lý này sẽ có biểu hiện đau quanh vùng rốn hoặc vị trí thoát vị và kèm theo sưng tấy.
Nguyên nhân do thoát vị rốn
Lồng ruột

Tình trạng một khúc ruột bị lồng vào bên trong một khúc ruột khác được gọi là lồng ruột, rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Bệnh lý này cũng gây ra tình trạng trẻ đau bụng quanh rốn và khá phổ biến ở trẻ 2 - 3 tuổi. Ngoài triệu chứng đau bụng, trẻ còn các biểu hiện như: nôn mửa, dịch môn nhầy màu xanh hoặc vàng, đại tiện ra máu.

Viêm loét dạ dày

Trẻ đau bụng quanh rốn có thể do viêm loét dạ dày và có nhiều nguyên nhân gây ra như: vi khuẩn helicobacter pylori hoặc trẻ nhỏ sử dụng các loại thuốc ibuprofen (Advil, Motrin), aspirin trong khoảng thời gian dài.

Loét dạ dày sẽ gây ra hiện tượng đau bụng quanh rốn, đôi khi cơn đau có thể lan xuống xương ức. Ngoài ra, còn đi kèm những triệu chứng như:
  • Trẻ hay ợ hơi
  • Ăn không ngon miệng
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Nôn mửa hoặc buồn nôn

Thiếu máu cục bộ

Thiếu máu cục bộ xảy ra khi lưu lượng máu bị gián đoạn, thường do máu đông hoặc bị tắc mạch. Khi trẻ bị thiếu máu cục bộ sẽ cảm thấy đau khu vực quanh rốn.

Nếu bệnh tiến triển xấu đi thì trẻ có thể gặp các biến chứng như: nhịp tim tăng nhanh, đi ngoài ra máu. Do đó, ba mẹ cần đưa trẻ để cơ sở y tế để được điều trị tốt nhất.

Viêm tụy cấp

Bệnh lý viêm tụy cấp cũng có thể gây ra đau bụng quanh rốn ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do viêm nhiễm hoặc sử dụng các loại thuốc nhất định,... Bên cạnh biểu hiện đau bụng, trẻ sẽ có các triệu chứng đi kèm khác như: buồn nôn, nôn mửa, tim đập nhanh.

4.Ba mẹ nên làm gì khi trẻ đau bụng quanh rốn?

Nếu trẻ đau bụng quanh rốn và kèm theo các triệu chứng bất thường thì ba mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Tuyệt đối trong trường hợp này không tự ý mua và cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào mà chưa được chỉ định của bác sĩ.

Việc cho trẻ uống các loại thuốc không đúng bệnh, đặc biệt với các trường hợp đau bụng quanh rốn có thể cần cấp cứu ngoại khoa như: lồng ruột, thoái vị nghẽn, tắc ruột, viêm ruột thừa,....

Trong trường hợp trẻ bị đau bụng quanh rốn do hệ tiêu hóa thì ba mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn, men hỗ trợ tiêu hóa giúp ức chế các vi khuẩn có hại và cân bằng hệ vi sinh ở đường ruột. Từ đó hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt, giảm tình trạng đau bụng quanh rốn, tăng đề kháng cho bé, bảo vệ sức khỏe đường ruột.
Siro Pediakid Colicillus Bébé hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột 10 ml
5.Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?

Trong trường hợp trẻ đau bụng quanh rốn kéo dài vài ngày nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm thì ba mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân và có cách triều trị phù hợp, tránh để lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Đặc biệt, nếu xuất hiện các triệu chứng sau, ba mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện phòng khám nhi khoa ngay lập tức:
  • Sốt
  • Vàng da
  • Xuất hiện máu trong phân
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Trẻ bị nôn liên tục kèm đau bụng
  • Đau và có dấu hiệu sưng phần bụng dưới

6.Chẩn đoán đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Để biết được trẻ bị đau bụng quanh rốn do nguyên nhân nào, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh của bé và kiểm tra thể chất. Tùy thuộc vào kết quả đánh giá mà trẻ cần phải thực hiện một vài xét nghiệm bổ sung như:
  • Xét nghiệm máu kiểm tra số lượng tế bào máu và mức độ điện giải.
  • Lấy nước tiểu để phân tích và loại trừ nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận.
  • Lấy mẫu phân để kiểm tra mầm bệnh.
  • Chụp X-quang hoặc CT để dễ hình dung các cơ quan trong bụng của bé.