Với quá ít hoạt động quảng bá thương hiệu hay chạy đua gay gắt với đối thủ, hãng điện thoại Wiko dần khiến người ta nảy sinh một suy nghĩ rằng liệu họ có thật sự coi trọng thị trường di động Việt thật hay là không?

Có thể nói Việt Nam là nước châu Á đầu tiên mà hãng điện thoại Wiko chính thức ra mặt phân phối sản phẩm của họ, trước đây hãng smartphone Pháp này chỉ tiến chiếm thị trường ở các nước châu Âu. Qua đó, không ít người có cảm tưởng rằng Wiko khá coi trọng thị trường di động Việt, nhưng tính từ buổi tổ chức lễ ra mắt đầu tiên cho tới nay thì hình ảnh thương hiệu điện thoại Wiko vẫn rất "chìm" so với những tên tuổi smartphone khác đã và đang chiếm lĩnh ở Việt Nam, lúc này suy nghĩ lại đặt nghi vấn liệu hãng Wiko có thật sự coi trọng thị trường này hay còn vì một nguyên do nào bên trong khiến bước tiến của họ kém năng động như vậy.


Cho tới nay, chỉ có dòng điện thoại Wiko Highway 4G là được chú ý nhiều bởi sự kiện ưu đãi cực sốc của hãng vừa áp dụng.

Tình hình "thả hàng" của hãng Wiko hiện nay đang theo kiểu "bình bình", không ồ ạt nhưng cũng chẳng nhỏ giọt gì khiến người ta càng khó hiểu, đây là đang chờ thời, đang điều chỉnh lại chiến lược tiếp thị hay còn theo dõi thị trường trước sự xuất hiện của điện thoại Wiko? Cách thức khởi động của họ thật quá khác biệt so với những hãng điện thoại châu Á và châu Mỹ, chiến lược phong cách Pháp chăng?

Nền tảng tên tuổi và giá trị của điện thoại Wiko từ Pháp

Được giới thiệu chính thức đến đông đảo người Việt Nam rằng smartphone Wiko là một thương hiệu đến từ nước Pháp mang đậm phong cách thời trang xứ sở tình yêu này, bên cạnh đó thương hiệu điện thoại Wiko là một hiện tượng của Pháp vì làm được một điều tưởng chừng như không thể khi soán ngôi nhì bảng của iPhone tại Pháp chỉ sau hơn hai năm hoạt động bao gồm thành lập và phát triển. Thành công đó đã khiến không ít người phải sững sờ và cả Apple cũng phải tròn mắt bất ngờ, đây cũng là lịch sử vẻ vang của hãng khiến điện thoại Wiko có nền tảng tên tuổi cực kỳ ấn tượng và vững chắc.

Thành công của Wiko tại quê hương đều nhờ vào quan niệm chi dùng rất thiết thực của dân Pháp lúc bấy giờ, thị trường châu Âu nổi tiếng khó tính lại thêm thắt chặt chi tiêu trong khoảng năm 2011-2012 khiến nhiều loại smartphone đang bán tại Pháp tiêu thụ rất khăn, nhưng điều mà chiếc điện thoại Wiko đem lại cho người dùng mang giá trị sử dụng có hiệu suất cực cao tính trên mức tiền bỏ ra để mua máy nên rất được ủng hộ, đây cũng là giá trị thực tế của điện thoại Wiko tại Việt nam hướng tới việc lấy con người làm tâm điểm, cung cấp nhiều hiệu quả ứng dụng nhất với mức chi phí bỏ ra thấp nhất cho khách hàng. Với tình trạng kinh tế người dân Việt Nam còn ở mức thấp thì những gì mà điện thoại Wiko có thể mang lại đó thật sự rất phù hợp, tuy nhiên tình hình tiêu thụ thực tế của smartphone Pháp này lại chưa có gì khởi sắc, động thái từ phía hãng Wiko vẫn rất im ắng.

Phải chăng bước tiến bị chững lại vì điện thoại Wiko vướng nghi vấn hàng Trung Quốc?

Có khá nhiều giả thiết được đặt ra cho việc hãng Wiko không tổ chức nhiều sự kiện hay chiến dịch quảng cáo rầm rộ, một trong số đó là dựa vào tin đồn về bản chất sở hữu của hãng điện thoại Pháp này. Vài bài báo nhỏ đã lôi ra thông tin 95% cổ phần của hãng Wiko thuộc về một công ty điện tử của Trung Quốc, đây chính là nghi vấn to lớn về bản chất gốc gác của điện thoại Wiko. Chuyện điện thoại Wiko của nước nào và tâm lý thị trường phản ứng ra sao với tin đồn đó thì ai cũng có thể đoán ra kết quả chẳng mấy khả quan cho thương hiệu mới "chân ướt chân ráo" vào Việt Nam như Wiko.


Tâm lý bài xích hàng Trung Quốc gần đây là rất cao, với những hãng smartphone ghi rõ là thương hiệu Tàu thì chỉ được chào đón khi được PR mạnh và có những siêu phẩm với thông số phần cứng ấn tượng và tính năng không đâu có được mới đủ sức thuyết phục một bộ phận người Việt chi tiền mua về dùng. Riêng điện thoại Wiko vướng mắc ở chỗ tự giới thiệu là hàng Pháp nhưng lại bị chỉ đính danh với chứng cứ rất thuyết phục là hàng Tàu giả danh châu Âu thì scandal kiểu này còn tệ hơn, chưa kể những dòng máy đang được Wiko đưa ra thị trường Việt vẫn là những chiếc smartphone bình dân không mấy thu hút, đây cũng là một nguyên nhân khiến dân sành công nghệ lạnh nhạt với điện thoại Wiko trong khi chính những đối tượng này mới là những người biết đến Wiko và được hỏi ý kiến đánh giá nhiều nhất, mang tính quyết định không nhỏ đến việc tiêu thụ sản phẩm điện thoại Wiko trên thị trường.

Phải chăng vì những điều kể trên mà hãng smartphone đến từ Pháp này đang cần thời gian hoạch định lại chiến lược? Hay vốn dĩ ban đầu họ đã chuẩn bị một kịch bản "dĩ tĩnh chế động" như thế này?

Nhìn lại việc điện thoại Wiko tiến vào thị trường Việt Nam

Dù chỉ mới hoạt động được chừng 3 năm, song với những gì mà Wiko đã làm được tại châu Âu thì hẳn nhiên họ đã có một chiến lược dài hạn và nguồn lực dồi dào cho việc mở rộng thị trường, bước vào thị trường di động Việt cũng là một trong các phần đó, vậy nên bảo họ tính toán sai thì quả là hơi khó tin. Hãy nhìn vào thời điểm mà hãng điện thoại Wiko chọn để xuất hiện ở nước ta, đó là vào giai đoạn hai dòng siêu phẩm đình đám nhất thế giới là iPhone 6 và Galaxy S5 lẫn Note 4 của Samsung được đưa ra thị trường thế giới, chính vào lúc mà theo nhiều sự đánh giá đều cho rằng điện thoại Wiko bất ngờ tấn công thị trường Việt là si lầm thì Wiko lại thực sự hành động vào thời khắc chẳng mấy thuận lợi này, đó là chưa nói đến sự nghi kỵ của người tiêu dùng Việt Nam với nghi án hàng Tàu mà đã được đề cập đến ở trên.


Thấy có vẻ vô lý và kém tính chọn lọc sáng suốt, nhưng nếu nhìn lại hoạt động của hãng Wiko tại hội chợ điện tử gia dụng thường niên tại Đức vừa được tổ chức mới đây sẽ thấy một bức tranh tổng thể về kế hoạch mở rộng thị trường của điện thoại Wiko, Việt Nam cũng chỉ là một phân đoạn nằm trong đó. Tuy nhiên, chỉ xét trên phương diện cục bộ ở thị trường di động Việt thì có thể khẳng định điện thoại Wiko vào Việt Nam là tham vọng bởi lợi thế rất ít mà thất thế lại có thừa, nhưng chuyện chen chân xuất hiện trước hai ngôi sao lớn từ Apple và Samsung là điều đã thấy trước, gốc gác bị nghi vấn và có thể bị bài xích cũng không khó để tiên liệu trước, vậy sách lược sẵn có hiển nhiên đã phải chuẩn bị từ đầu, nhưng tới nay hãng điện thoại Wiko vẫn nằm im ngoan ngoãn ở Việt Nam thì đúng là hơi khác lạ.

Tiêu chí của điện thoại Wiko là điều vớt vát tốt cho hãng

Cũng đã nói qua ở phía trên rằng tiêu chí sản xuất của điện thoại Wiko là lấy con người làm trung tâm, tất cả vì lợi ích tốt nhất và nhiều nhất có thể với chi phí thấp nhất, nhắm đến hiệu suất sử dụng cao chứ không phải cầm một cục sắt được nhồi nhét cả mớ công nghệ chỉ để chơi và tự sướng, kém tính thiết yếu cho đời sống. Qua sự kiện ưu đãi 40% cho dòng Wiko Highway 4G vừa qua đã chứng minh rõ một phần về điều đó, có thể nói rằng đấy là tiêu chí của điện thoại Wiko qua cách ‘chào Việt Nam’ được thể hiện rõ nét và còn giúp người tiêu dùng Việt cảm nhận được giá trị thực tiễn mà sản phẩm của hãng smartphone Pháp này mang lại thông qua một thời gian sử dụng điện thoại Wiko Highway 4G cao cấp.

Một khi những cái tốt độc đáo rất riêng kiểu Pháp có ở smartphone này được giới tiêu dùng công nghệ tại Việt Nam nhìn rõ, phần nhiều sẽ lan truyền thay cho các màn PR rầm rộ, phần khác sẽ là những chứng nhân hùng hồn cho chất lượng tuyệt đối tốt thực sự mang chất Pháp để đánh tan nghi ngại gốc hàng Trung Quốc đang còn âm ỉ cháy mà điện thoại Wiko đang mắc phải, tính tỷ lệ phần trăm sở hữu thì gần như hãng Wiko đã là của Trung Quốc nên có thể thực tế sử dụng sản phẩm mới là cách duy nhất có hiệu quả biện minh.

Nguồn: Hãng điện thoại Wiko coi trọng thị trường di động Việt thật không?

Chủ đề cùng chuyên mục :