Bột đắp móng là nguyên liệu cần thiết đối với nhưng thợ làm nail đắp móng bột. Tuy nhiên, ngoài chú ý kỹ thuật đắp móng bạn cần là người hiểu rõ các loại bột đắp móng. Nào, cùng JB Art khám khá các loại bột đắp móng nhé

Các loại bột đắp móng
Bột Lưu huỳnh: là một chất lỏng, không hòa tan được trong nước, dễ bay hơi, màu tím nhạt và có mùi hắc đặc biệt. Bột lưu huỳnh dùng để đắp bột đỡ nhão và dẻo, tạo form móng bột, đắp hoa bột trang trí, tạo ra những mẫu hoa đẹp để đắp lên móng tay.

Bột White: chất liệu bột siêu mịn, màu trắng đục, không dễ vón cục được sử dụng trong việc đắp hoa bột trang trí trên nền gel, bột, sơn thường hay sơn gel hoặc dùng để sơn đầu móng trắng bột cho những người mới bắt đầu học cũng như chuyên nghiệp trong các tiệm nail..

Bột Clear: chất liệu bột siêu mịn, màu trắng trong nên rất dễ phân biệt với các loại bột khác, là một phụ liệu trong bộ trang trí móng, được sử dụng trong việc đắp form móng bột hoặc đính đá trang trí cho những người mới bắt đầu học cũng như chuyên nghiệp trong các tiệm nail.

Kết hợp 3 loại bột: bột White, bột Clear kết hợp với lưu huỳnh tạo nên một hỗn hợp bột mềm, mịn, lâu khô thuận tiện cho quá trình đắp bột tạo cánh hoa trang trí. Sản phẩm thường đi cùng với bút đắp bôt, bút đắp hoa bột, lưu huỳnh,…
Click image for larger version. 

Name:	cac-loai-dap-bot-mong.jpg 
Views:	28 
Size:	71.2 KB 
ID:	5209
Những lưu ý khi đắp bột móng
Để tránh hiện tượng móng bột làm xong bị hở, bột đắp không gắn chặt vào móng, cần thực hiện tốt những bước sau:

Chà mặt móng: chà mặt móng để tạo độ nhám, giúp móng sạch và khô, không còn tế bào chết trên bề mặt.

Đắp móng: tránh để móng giả bị hở, không để bột dính lên da và giũa chỗ nối nhẵn mịn. Đắp bột các vùng chân móng hai bên móng và đầu móng thật mỏng để không bị lift và tạo tính tự nhiên cho móng.

Giũa móng: sau khi đắp móng cần giũa tạo dáng cho móng nhẵn, mịn, cong đều, không lồi lõm (tùy hình thức đắp bột mà chọn giũa mặt nhám mịn hay trung bình).

Bảo quản bột: Có chế độ bảo quản bột tốt (nếu không, bột sẽ bị khô).