1 bath = vnd - Ý kiến phát biểu của các đại biểu đều tán thành với sự cần thiết ban hành luật, tán thành với nhiều nội dung của dự thảo và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng, An ninh. Các đại biểu cho rằng việc sửa đổi Luật Dân quân tự vệ là cần thiết, vừa để thi hành Hiến pháp năm 2013, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác quân sự quốc phòng, thống nhất với các quy định trong hệ thống pháp luật được ban hành hoặc sửa đổi; cho rằng trên cơ sở tổng kết việc thi hành dự thảo luật cần phải kế thừa các quy định còn phù hợp, bổ sung những quy định mới nhằm khắc phục tồn tại, bất cập dã được tổng kết, đánh giá.



1 bath = vnd , CÁCH TÍNH TỶ GIÁ NHANH VÀ CHÍNH XÁC NHẤT

Mục tiêu của luật là phải giải quyết hài hòa, hợp lý giữa việc xây dưng lực lượng dân quân tự vệ có bản chất là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, vững mạnh rộng khắp, chú trọng vùng biên giới hải đảo nhưng phải tinh gọn trong tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả, tránh dàn trải nguồn lực. Việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ phải bám sát tình hình, xu hướng của công tác quân sự quốc phòng - đặc thù trong công tác xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

Nhiều ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát hoàn chỉnh nội dung của dự thảo để bảo đảm tính thống nhất, cụ thể, khả thi. Rà soát chỉnh lý các quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của dân quân tự vệ. Việc phân loại thế nào là dân quân, thế nào là tự vệ cũng cần phải quy định rõ. Đồng thời, đề nghị quy định cụ thể về tổ chức biên chế, vũ khí trang bị của lực lượng dân quân tự vệ. Làm rõ hơn các quy định về Ban chỉ huy quân sự cấp xã, tính tương quan giữa 2 vị trí Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã. Rà lại các quy định về phụ cấp, quy định về chi ngân sách để đảm bảo tính khả thi, tránh mâu thuẫn với các luật khác, phù hợp với chủ trương cải cách tiền lương, chế độ phụ cấp đã được ban hành.

Ngoài các ý kiến trên, nhiều ý kiến đã góp ý cụ thể vào vấn đề tên gọi, kỹ thuật văn bản, từ ngữ, bố cục các chương, điều của luật.

Giải trình, làm rõ những vấn đề được các đại biểu Quốc hội đề cập, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch cho biết, về tên gọi dân quân tự vệ, dự thảo luật quy định tên gọi dân quân tự vệ là phù hợp vì đúng với Điều 66 Hiến pháp năm 2013, thống nhất với Điều 23 Luật Quốc phòng năm 2018, kế thừa tên gọi của Pháp lệnh về dân quân tự vệ năm 1996, Pháp lệnh dân quân tự vệ năm 2004 và Luật Dân quân tự vệ năm 2009.

Thực tế có tổ chức đơn vị dân quân, đơn vị tự vệ nhưng vị trí, chức năng, nhiệm vụ của dân quân tự vệ là thống nhất. Lực lượng dân quân tự vệ là một chỉnh thể không tách rời, trong quá trình thực hiện không vướng mắc tên gọi. Mặt khác, tên gọi dân quân tự vệ đã quen thuộc, đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam qua các thời kỳ. Vì vậy, đề nghị Quốc hội cho giữ nguyên như dự thảo.

Về độ tuổi tham gia dân quân tự vệ ở Điều 8, theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, quá trình xây dựng luật đã có những ý kiến đề nghị tăng tuổi tham gia tự vệ ở cơ quan, tổ chức vì số lượng cán bộ, công nhân, viên chức được tuyển vào cơ quan, tổ chức hàng năm rất ít. Bộ Quốc phòng cho rằng, trên thực tế, không phải tất cả cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động trong độ tuổi đều được tuyển chọn tham gia tự vệ. Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức có chuyển ra nên vẫn đảm bảo được nguồn bổ sung cho tự vệ nhằm khắc phục trường hợp thiếu người để tổ chức tự vệ ở một số cơ quan, tổ chức. Điều 8 dự thảo luật quy định theo hướng kéo dài thời gian tham gia tự vệ đến hết độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

Về chỉ huy Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Điều 20, quá trình xây dựng luật Bộ Quốc phòng trình Chính phủ 2 phương án. Phương án 1 quy định trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã do sĩ quan chính quy của quân đội đảm nhiệm. Phương án 2 quy định Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã do sĩ quan chính quy của quân đội đảm nhiệm ngay từ thời bình. Chính phủ lựa chọn phương án 1 vì: Thứ nhất, để thể chế Nghị quyết số 28 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới. Hoạt động của khu vực phòng thủ trong tình huống khẩn cấp về quốc phòng và chiến tranh đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo thống nhất của Ủy ban nhân dân do chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương chủ trì tham mưu và chỉ huy thống nhất lực lượng vũ trang của khu vực phòng thủ, phối hợp với các lực lượng khác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Thống nhất với Điều 16 Luật Quốc phòng năm 2018 là "địa phương có cơ quan thường trực công tác quốc phòng là cơ quan quân sự địa phương cùng cấp." Thứ hai, thực hiện phương án này không làm tăng biên chế. Thứ ba, việc bố trí sĩ quan chính quy đảm nhiệm Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngay từ thời bình sẽ không phù hợp với tính chất dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, làm chính quy hóa lực lượng này.

“Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, bổ sung vào dự thảo luật”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch phát biểu.

Phát biểu kết thúc thảo luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết, ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã được Ban Thư ký ghi âm, ghi chép và tổng hợp đầy đủ. Sau phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, Ủy ban thẩm tra phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu đầy đủ các ý kiến của đại biểu Quốc hội để hoàn chỉnh dự án, gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 theo quy định./.

Nguồn tham khảo bài viết: https://wikibatdongsan.com/1-bath-th...-bath-vnd.html

Chủ đề cùng chuyên mục :