Sau khi tiêm vắc-xin, trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ như sốt, sưng, đỏ, cứng và đau tại chỗ tiêm. Các tác dụng phụ này khác nhau từ trẻ em, mức độ sẽ khác nhau, thường là nhẹ và sẽ hết hạn sau một vài ngày sau khi tiêm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ kéo dài tâm lý sợ gây hại cho trẻ sau khi tiêm ngừa và bố mẹ đang ngồi im lặng.

Dưới đây là một số gợi ý cho các bà mẹ để giảm tác dụng phụ mà họ có thể gặp phải sau khi chủng ngừa:

Trước khi tiêm chủng

Theo đông y, Tía Tô là một vị thuốc có tác dụng trừ phong hàn, giải cảm phong hàn, làm ra mồ hôi, hạ sốt và giải độc rất tốt.

Vì thế, trước hôm đi tiêm, các mẹ mua rau tía tô về, rửa sạch, ngâm muối rồi ăn sống khoảng chục ngọn, ăn càng nhiều càng tốt, rồi cho con bú sữa, càng nhiều càng tốt.

Có thể rửa sạch, đun nhừ 6-7 mớ tía tô, pha loãng ra 2-3 lít nước, uống cả ngày trước khoảng 2 ngày cho bé đi tiêm.

Sau khi tiêm chủng

Lấy bông gòn mà các cô y tá để ở chỗ tiêm day day cho đến khi khô, sau đó chườm lạnh – bằng cách mang theo sẵn khăn lạnh cất trong túi giữ lạnh (túi bảo quản sữa).

Dùng 1 miếng dán hạ sốt, cắt một lỗ tròn ở giữa rồi dán vào chỗ tiêm. Các mẹ nhớ là không được dán trực tiếp vào chỗ tiêm nhé, khi đó bé sẽ không đau mà giảm được sốt, không quấy khóc.

Sau khi tiêm xong cũng cần cho trẻ bú nhiều để tránh mất nước. Chất tự nhiên có trong tía tô sẽ giúp con không bị sốt. Bé nào dùng sữa ngoài thì mẹ có thể cho bé uống nước lá tía tô đã đun kỹ rồi.

Lưu ý không sử dụng chanh hay khoai tây thái lát mỏng đắp lên nơi tiêm vì có thể gây nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm.

Trung tâm tiêm chủng vnvc tp hcm