Một bài bài tiểu luận thành công không thể thiếu được một cấu trúc bài tiểu luận đầy đủ và logic. Vì vậy, các bạn hoàn thiện bài tiểu luận đang rất đau đầu không biết bắt đầu từ đâu? Nội dung các chương, tiểu mục cần thực hiện những gì?….Nhưng các bạn không cần phải lo lắng nữa nhé! Bởi vì hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một cách cụ thể và chi tiết cấu trúc một bài bài tiểu luận hoàn chỉnh.

1. Cấu trúc 1 bài tiểu luận hoàn chỉnh bao gồm 3 phần:
Mở đầu
Định hướng người đọc
Nhận diện trọng tâm/mục đích
Giới hạn phạm vi
Chỉ ra ý chính của toàn bài
Nội dung
Câu chủ đề 1:
Thông tin nhằm chứng minh/hỗ trợ
Câu kết luận 1
Câu chủ đề 2
Thông tin nhằm chứng minh/hỗ trợ
Câu kết luận 2
Câu chủ đề 2
Thông tin nhằm chứng minh/hỗ trợ…
Câu kết luận 2
Kết thúc
Nhắc lại ý chính của toàn bài
Tóm tắt những luận điểm
Mỗi phần, mục giới thiệu, phần nội dung và kết luận, đều có mục đích cụ thể. Điều này cũng có nghĩa là người đọc sẽ tìm kiếm những đặc điểm mong đợi trong mỗi phần đó. Một bài tiểu luận truyền thống không gồm các đề mục. Ngược lại nó sẽ gồm những đoạn văn, và mỗi đoạn sẽ có ý hoặc mục đích lý luận riêng mà tác giả cần phải làm rõ bằng việc sử dụng những câu chủ đề để chỉ rõ quan điểm của mình. Câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn văn.

Xem thêm dịch vụ luận văn của chúng tôi

+ https://medium.com/@DichLuan/c%C3%A1...m-27496788c26b
+ https://www.linkedin.com/pulse/dich-...y/?published=t
+ https://plus.google.com/u/0/11827801...ts/MB1UkZVgK9R

2. Nội dung chi tiết các phần trong cấu trúc bài tiểu luận mà bạn cần phải thực hiện.

Lý do chọn đề tài hoặc tính cấp thiết của đề tài
Trong phần này bạn phải trả lời được câu hỏi: Tại sao bạn lại chọn đề tài này để nghiên cứu? Đề tài này sẽ đáp ứng được những yêu cầu nào của thực tiễn xã hội đặt ra?
Lịch sử nghiên cứu đề tài
Để thực hiện tốt phần này, bạn cũng phải trả lời được những câu hỏi: Từ trước đến nay đã có những công trình nào, những tác giả nào nghiên cứu những vấn đề liên quan đến để tài này chưa? Các công trình ấy đạt được những thành tựu gì và còn vấn đề gì chưa nghiên cứu? Từ đó khẳng định tính cần thiết và cấp thiết của đề tài.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Bạn cần xác định được mục đích nghiên cứu của đề tài và nhiệm vụ của bạn cần làm gì để nghiên cứu đề tài.