Các mẹ nên đọc thông tin trên nhãn mác để biết loại đồ chơi nào phù hợp với độ tuổi của trẻ. Thông tin hướng dẫn được công bố trên CPSC và những tổ chức khác có thể giúp các mẹ đưa ra quyết định mua thiết bị mầm non cho trẻ. Tuy nhiên, quyết định mua mua đồ chơi mới cho trẻ vẫn phụ thuộc vào đánh giá của bản thân các mẹ, đồng thời cũng cần xem hành vi, sở thích và tính tình của trẻ.


Các mẹ thường nghĩ rằng những trẻ mà phát triển hơn so với bạn bè cùng trang lứa có thể sử dụng những loại đồ chơi dành cho trẻ lớn tuổi hơn. Nhưng mỗi độ tuổi sử dụng đồ chơi được xác định dựa vào một số điều kiện an toàn chứ không phải dựa vào sự thông minh hay phát triển của trẻ.

Dưới đây là một số lưu ý cụ thể các mẹ cần nhớ khi chọn đồ chơi mầm non an toàn cho trẻ theo từng độ tuổi thích hợp:

Đồ chơi là người bạn của thời thơ ấu. Tuy nhiên nếu bạn không cẩn thận, đồ chơi cũng có thể gây nguy hiểm cho bé yêu. Các hướng dẫn khi chọn đồ chơi cho bé dưới đây sẽ giúp ba mẹ hạn chế những mối nguy đến từ đồ chơi.

Chọn đồ chơi trẻ em hợp với lứa tuổi
Hầu hết đồ chơi đều có thông tin về lứa tuổi trên đó. Đây là yếu tố đầu tiên bạn cần chú ý khi chọn đồ chơi cho bé. Tuy nhiên, bạn cần đánh giá một cách thực tế về khả năng và mức độ trưởng thành của bé khi lựa chọn đồ chơi theo lứa tuổi. Có những món đồ chơi không phù hợp với bé con 3 tuổi ngay cả khi món đồ chơi đó dành cho trẻ lên 3. Ví dụ, nếu bé vẫn hay cho tất cả mọi thứ vào miệng, bạn nên chờ thêm một thời gian nữa mới cho bé tiếp xúc với các món đồ chơi có nhiều phần với mảnh ghép nhỏ.

Bài viết tham khảo thêm:


Chọn đồ chơi trẻ em chất lượng tốt
Đồ chơi đã qua sử dụng được người thân cho lại có thể bị mòn hỏng hoặc trầy xước, điều này đôi khi dễ gây nguy hiểm cho bé. Bạn nên kiểm tra tất cả các món đồ chơi, dù còn mới hoặc đã sử dụng, xem các chi tiết như nút bấm, pin, dải ruy băng, có thể dễ dàng bị nhai hay giật bung ra không. Bạn cũng cần kiểm tra xem đuôi của các con thú nhồi bông có được may một cách an toàn và các đường may trên phần thân có chắc chắn hay không. Bên cạnh đó, các bộ phận trên đồ chơi cần được gắn kết chặt chẽ và chắc chắn. Đồ chơi trẻ em cũng không được có cạnh sắc và lớp sơn không bị bong.

Cẩn thận là trên hết
Cho đến lúc bé con lên 3 tuổi, các bộ phận của đồ chơi mầm non nên lớn hơn miệng của bé để ngăn khả năng bé bị mắc nghẹn. Muốn xác định xem một món đồ chơi có nguy cơ gây nghẹt thở cho bé hay không, thử nhét nó vào lõi cuộn giấy vệ sinh. Nếu một món đồ chơi hoặc một phần của nó có thể lọt vào bên trong lõi cuộn giấy, đó là thứ không an toàn cho bé.

Chọn đồ chơi theo thể lực của bé
Ba mẹ có thể muốn mua xe đạp cho bé có kích thước lớn hơn một chút so với vóc dáng của bé để không phải mua một chiếc mới trong năm sau. Cách làm này có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng khi bé không có các kỹ năng thể chất cần thiết để kiểm soát chiếc xe.