Khi đa số các sản phẩm giá rẻ thường đầu tư vào cấu hình, màn hình thì OPPO Neo 5 lại đi theo hướng ngược lại, đó là nhấn mạnh vào thiết kế đẹp và camera. Vậy ngoài 2 điểm trên thì máy còn những gì đáng giá với số tiền gần 4 triệu đồng?

1. Thiết kế

Neo 5 mang ngôn ngữ thiết kế tương đồng với sản phẩm nhôm kính khá nổi tiếng của hãng, OPPO R1. Tổng thể máy nổi bật với phần khung viền kim loại với mức độ hoàn thiện khá tốt, mang lại cảm giác cầm nắm chắc chắn và thoải mái nhờ bốn cạnh bo tròn nhẹ. Phía trước, 3 phím điều hướng đặt ở phía ngoài, bên trên là loa thoại, máy ảnh phụ và cảm biến tiệm cận.

Mặt sau là camera chính kèm đèn flash, đây là loại soft flash với các chế độ tô sáng, auto...Không như Neo 3 chỉ có chế độ tô sáng, gây bất tiện khi chụp ảnh ban đêm. Phía dưới là loa ngoài nhưng cách bố trí họa tiết chưa được thẩm mĩ cho lắm, đáng tiếc ở chỗ này trong thiết kế tổng thể của máy.

Điều ấn tượng nhất về ngoại hình Neo 5 chính là 2 mặt trước và sau bóng loáng, rất đẹp và thời trang, mình nhấn mạnh điều này và đúng với những gì mà OPPO hướng đến trên sản phẩm.

Tuy nhiên, cần lưu ý là mặt trước máy chính xác là kính cường lực Gorilla Glass 3 còn phía sau chỉ là nhựa nhưng được xử lý rất giống kính, khi gõ vào cả 2 mặt đều không có cảm giác 'ọp ẹp' và khá chắc chắn, dẫn đến dễ hiểu nhầm đây là sản phẩm nguyên khối. Nhưng bên dưới có 1 phần G nhỏ để chúng ta tháo nắp lưng ra, và mình đã hiểu lý do tại sao máy lại cứng cáp và chắc chắn. Một phần nhờ đến 18 con ốc được bắt vít dày đặc, pin cũng được đóng chết vào mainboard chứ không tháo rời.

Trong này có 2 khe cắm SIM và 1 khe thẻ nhớ mở rộng, trong đó có 1 SIM nano sẽ gây chút bất tiện nhỏ vì chuẩn này ít dùng trên điện thoại phổ thông. Đến đây, có thể kết luận OPPO làm rất chất lượng về phần cứng trên sản phẩm này.

Nhìn chung, Thiết kế Neo 5 nổi bật với phần khung viền kim loại và 2 mặt bóng bẩy. Trải nghiệm một số smartphone có thiết kế thời trong phân khúc giá thấp như Mobiistar LAI Y, Lenovo S60
thì sản phẩm OPPO chiếm ưu thế hơn. Khi sản phẩm được gắn với Ốp lưng Oppo Neo 5 dẻo trong thì rất đẹp về cả mặt trước lẫn mặt sau.

2. Cấu hình và màn hình

Ngoài thiết kế mang dáng dấp đàn anh thì Neo 5 trang bị cấu hình tương đương với OPPO R1. Chính là vi xử lý 4 nhân đến từ MediaTek MT6582 xung nhịp 1.3GHz, RAM 1GB. Đây là cấu hình khá cũ và không mấy ấn tượng trong phân khúc vì mức giá này có một số máy lên đời dòng Chip Qualcomm Snapdragon 410(64-bit). Tuy nhiên, LG Magna là một thiết bị nổi bật của LG vừa mới ra mắt cũng sử dụng cấu hình này và máy đã cắt giảm cấu hình để đầu tư vào thiết kế như đã nói phần trước và camera sẽ đề cập ở phần sau.

Điểm Benchmark của máy đạt hơn 19.000 điểm, trong khi một số thiết bị cùng cấu hình như: Xperia E4 là 18.000 và LG Magna là 16.000. Điều này do màn hình Neo 5 kích thước và độ phân giải nhỏ hơn 2 thiết bị LG, Sony.

Thực tế, với những tác vụ cơ bản như lướt web, xem YouTube máy khá mượt mà, thử nghiệm mở 1 tựa game phổ biến Temple Run 2 máy chơi khá 'nuột'. Tải về 2 tựa game nặng tiếp theo là Asphalt 8 và Dungeon Hunter 4 thì game đua xe chơi tốt ở mức Medium tiếp sau là game chiến đấu thì khá ngạc nhiên là máy vẫn chiến trơn tru mà không bị giật. Đây là máy mới sử dụng còn về lâu dài thì chưa thể kết luận vì dòng Chip đến từ MediaTek không giữ được độ ổn định lâu dài. Nhưng nhìn chung, sản phẩm đủ đề chúng ta trải nghiệm những nhu cầu cơ bản.

Về phần màn hình, Neo 5 có kích thước 4,5 inch sử dụng công nghệ tấm nền IPS, đáng tiếc là độ phân giải chỉ dừng lại FWVGA (480 x 854 px), điểm cộng ở phần hiển thị của máy là độ sáng và góc nhìn tốt, ngoài ra thì do số ppi thấp nên có hiện tượng rỗ nhẹ và vẫn nhìn được điểm ảnh bằng mắt thường. Tuy nhiên ở khoảng cách vừa phải thì vẫn chấp nhận được để xem video hay duyệt web.

3. Máy ảnh

Camera Neo 5 nâng độ phân giải lên 8MP so với thế hệ trước. Máy sử dụng cảm biến ảnh CMOS IMX 179 tương tự Mirror 3, khẩu độ F/2.2 cùng 5
lớp thấu kính, đây là một trong số ít thiết bị dưới 4 triệu sử dụng cảm biến từ Sony. Về phần mềm, Neo 5 trang bị công nghệ xử lý ảnh Pure Image 2.0 xuất hiện trên các dòng máy cao cấp như Find 7a, R1K với nhiều chế độ nhiếp ảnh phong phú như: Phơi sáng kép, chụp ảnh động, chụp ảnh kèm âm thanh, chụp HDR, Panonama. Giao diện nhiếp ảnh máy khá đẹp và tiện lợi, chúng ta có thể thêm hay bớt các chế độ chụp.

Thực tế máy cho khả năng chụp ảnh rất nhanh, đây là điểm mạnh chung của các dòng máy OPPO. Khi chụp HDR máy thể hiện rất tốt, chụp trong điều kiện thiếu sáng cho độ chi tiết chấp nhận được, ít nose. Chụp ảnh khi di chuyển tốc độ trung bình cũng bắt nét khá tốt. Một phần nhờ công nghệ xử lý ành như trên đã tích hợp tự động, chúng ta chỉ cần giơ lên và chụp.

Máy ảnh trước của Neo 5 độ phân giải 2MP nhưng nhờ công nghệ Beautify 3.0 với 6 chế độ làm đẹp như: Tự nhiên, kỉ niệm, kỉ niệm, cầu vồng, đơn sắc...cho ra những bức ảnh khá là lung linh, ảo diệu đúng với truyền thống của OPPO, nhìn chung camera này chưa thật sự xuất sắc nhưng vẫn đủ dùng để chia sẻ ảnh lên mạng xã hội hay thực hiện các cuộc gọi video. Trên đây là một số điểm nhấn trên camera sản phẩm, về chi tiết sẽ có một bài đánh giá cụ thể trong bài viết sau.

4. Phần mềm

Ngoài thiết kế và camera thì phần mềm là điểm mạnh còn lại trên Neo 5. Máy khởi chạy nền tảng Android 4.4 KitKat tùy biến giao diện Color OS 2.0 độc quyền từ OPPO. Mang đến khá nhiều tính năng thông minh như:

Cử chỉ màn hình tắt: Double Tap, chạm 2 lần mở khóa màn hình, vẽ chữ O bật camera, điều khiển âm ngạc hay có thề thiết lập truy cập dụng nhanh bằng các hình vẽ khác nhau ngay cả khi màn hình tắt.

Cử chỉ bật màn hình: Nhấn 2 lấn phím home khóa màn hình, Kích hoạt máy ảnh bằng cách chụm 4 ngón tay váo 1 điểm, ba ngón tay chụp ảnh nhanh màn hình, điều khiển âm lượng bằng 2 ngón tay.

Cuộc gọi thông minh: Quay số thông minh, lật úp tắt chuông khi có cuộc gọi đến, tự động bắt máy khi cuộc gọi đến bằng cách đưa lên tai.

Nền tảng Color
2.0 tích hợp nhiều ứng dụng hữu ích như: dọn dẹp rác, bộ nhớ cache mà không cần dùng phấn mềm bên thứ 3, chế độ "khách - chủ" bảo mật thông tin rất tốt, chế độ ngày lễ, khả năng giám sát lưu lượng data kết nối mạng và tính năng siêu tiết kiệm pin. Ngoài ra, kho chủ đề với nhiều theme phong phú, đa dạng sẽ khiến chiếc điện thoại của bạn không nhám chán khi thay áo mỗi ngày.

5. Thời lượng pin

Với màn hình kích thước nhỏ, độ phân giải chưa cao cùng với vi xử lý MediaTek nên viên pin 2.000 mAh cho thời gian sử dụng khá hiệu quả, một phần do nền tảng Android 4.4 KitKat tùy biến giao diện Color OS 2.0 đã tối ưu hóa tốt. Nhìn chung, máy vẫn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trung bình trong một ngày qua thử nghiệm: Lướt web wifi 1 tiếng, chơi game nhẹ 1 tiếng, nghe nhạc khoảng 2 giờ và nghe gọi tần suất trung bình, rút sạc khi đầy pin vào 7h sáng thì đến 21h đêm máy vẫn còn 15% pin.

Tổng kết

- Ưu điểm

Thiết kế thời trang, phù hợp với giới trẻ
Camera nổi bật trong phân khúc
Phần mềm thân thiện, nhiều tính năng thông minh
Pin thời lượng sử dụng tốt

- Nhược điểm

Màn hình chất lượng trung bình, cấu hình chưa tốt
Mức giá cao so với mặt bằng chung

Nhìn chung, nếu ưu tiên về cấu hình mạnh chúng ta có sự lựa chọn từ Asus với Zenfone 5, Sky A870 hay thêm vài trăm ngàn có các sản phẩm Lenovo, Wiko sử dụng Chip Qualcomm Snapdragon 4 nhân, RAM 2GB. Nếu thích màn hình lớn và chất lượng đạt chuẩn HD có các sản phẩm từ LG và HTC. Tuy nhiên, nếu muốn một thiết kế thời trang, camera nhiếp ảnh khá và chỉ sử dụng những tác vụ cơ bản như: lướt web, xem YouTube, chơi game nhẹ, và nhất là các bạn nữ thì OPPO Neo 5 vẫn là sự lựa chọn hấp dẫn trong phân khúc.

Hiện tại những mẫu phụ kiện dùng cho Oppo khá nhiều trên thị trường, nhưng những mẫu điện thoại củ có thể để giảm đi rất nhiều, chúng ta cùng điểm qua vài dòng sản phẩm phụ kiện ốp lưng của nhiều dòng khác nhau như: ốp lưng oppo f1, ốp lưng
iphone 4s
, (trong thời gian gần đây hầu như được tìm kiếm rất nhiều) ....