Giải Thích Hiện Tượng Pin Chảy Nước Và Rỉ Sét Khi Để Lâu


Tất cả các loại pin đều sẽ cạn kiệt năng lượng theo thời gian, nếu không dùng để lâu cũng hết, dùng nhiều thì mau hết. Và khi pin năng lượng cạn kiệt, cho dù bạn mua và sử dụng pin có đắt tiền như thế nào nó cũng sẽ bị chảy.

Tại sao pin bị chảy nước

Khi bạn vô tình để pin vào nơi có nhiệt độ cao ( phòng bếp, cốp xe, nơi có ánh nắng…). Chất chảy ra ngoài chỉ xuất hiện ở cực âm (-) của cục pin, ở các pin kiềm, chất kiềm là potassium hydroxide (KOH - Kali Hydroxit), khi nó rò rỉ ra ngoài, sẽ tạo thành chất potassium carbonate (Kali Cạc bô nát) có màu trắng, có thể xốp xốp hoặc không, đây là dạng muối của axit carbonic. Chất này có khả năng ăn mòn khi bị dính trên da sẽ có cảm giác dị ứng nhẹ hoặc bị ngứa.

Chất bị chảy ra ở đây là do phản ứng hóa học (khi bạn dùng pin) trong pin sẽ sinh ra khí Hidro. Quá trình sinh khí này sẽ làm tăng áp suất trong viên pin cho đến một lúc nào đó, khi vỏ bảo vệ viên pin không chịu nổi lực ép thì nó sẽ bị xì, qua đó hóa chất rò ra ngoài và được xem là hiện tượng chảy pin. Xem thêm Thông tin tại đây

Pin xả nhanh hơn là khi bạn gắn vào thiết bị, nhiều thiết bị tuy đã tắt, nhưng vẫn từ từ rút điện từ pin, và đồng thời sinh ra khí Hidro, làm chảy pin như đã giải thích. Thực ra pin để không dùng cũng tự xả, và đến một lúc nào đó cũng sẽ bị chảy nước, rò rỉ hóa chất, nhưng quá trình này thường diễn ra lâu hơn pin gắn vào thiết bị. (Tư vấn tại đây )

Cách sử dụng để pin không bị chảy nước :

Khi cất hoặc không dùng bạn nên để dung lượng khoảng 50% và bọc kín bỏ vào nơi có nhiệt độ càng thấp càng tốt.

Tháo pin ra khỏi thiết bị khoảng 10 - 15 phút sau khi bạn dùng xong: để pin nguội rồi mới dùng tiếp.

Nếu bạn để nó cạn sạch thì đến một lúc nào đó năng lượng của pin cũng sẽ cạn kiệt và chảy nước vì vậy nên sạc khi pin còn trên 20%

Khi Sạc pin các bạn nên hẹn thời gian để rút ra, không nên để lâu quá cũng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin.

Thông tin chia sẽ các loại pin và bộ sạc pin các bạn có thể tham khảo ở đây