Mỗi văn hóa dân tộc sẽ có những phong tục cưới hỏi khác nhau, để đặc trưng theo truyền thống cưới hỏi đó. Đối với phong tục người Hoa, cô dâu chú tễ cần thực hiện 4 điều này trước khi tiến hành làm lễ cưới chính thức.

Niềm hạnh phúc của bất kì cặp đôi trai gái nào đó chính là ngày được đeo nhẫn cưới đẹp một cách chính thức dưới sự chứng kiến của biết bao nhiều người thân, nhất là các bậc sinh thành. Cộng đồng người Việt ta chắc có lẽ rất quen thuộc với cộng động người Hoa đang hoạt động và sinh sống tại Việt Nam. Khi di cư sang nước khác, người Hoa mang luôn cả những nét văn hóa và phong tục dân tộc của chính họ, nghi thức lễ cưới cũng không ngoại lệ.


Hợp tuổi là điều kiện đầu tư để có được cuộc sống vợ chồng hạnh phúc

Trước khi làm lễ cưới, cặp đôi cần trải qua 4 bước sau:
• Đầu tiên: họ lấy lá số so tuổi (có nghĩa là coi hợp tuổi)
Khi chàng trai thưa với ba mẹ mình về người con gái mình yêu và sắp lấy làm vợ thì ba mẹ của nhà đàng trai thường xem cặp đôi có hợp tuổi với nhau hay không. Nhà gái cũng tương tự như vậy. Khi đã định đoạt là không hợp tuổi với nhau thì đôi trai gái ấy sẽ không bao giờ được cưới và nhận sự chấp thuận của bố mẹ.
• Kế tiếp: tiến hành lễ ăn hỏi và báo cưới:
Khi đã xác định hợp tuổi thì ba mẹ nhà đàng trai sẽ đi cùng với một người mai mối mang lễ vật qua nhà gái, gồm có: 1 đôi gà, 1 khoanh thịt lợn, 2 chai rượu và 10 bơ gạo nếp. Nhà đàn gái chấp thuận thì sẽ mời nhà trai ở lại dùng cơm cùng với gia đình.

Sau bữa cơm, ba mẹ chàng trai về trước, còn bà mai mối ở lại nhà đàn gái để thỏa thuận tiền dẫn cưới và lễ vật cưới.
• Tiếp đó: tiến hành lễ cưới
Đây là giai đoạn được đón chờ nhiều nhất để cặp đôi có thể đeo chiếc nhẫn cưới đẹp cho nhau một cách hợp pháp và nhận được nhiều lời chúc nhất.

>> Trang phục cô dầu thường là xiêm áo màu hồng bằng gấm thêu hình phụng; bới tóc; dắt trâm hình cành hoa đỏ và lá trắc bá diệp tươi trên đầu đội mũ phụng; còn chú rễ thì cũng mặc xiêm áo bằng gấm hồng thêu hình rồng và trên đầu đội mũ quả bí, cài bông hoa to màu đỏ trên ngực.


Trang sức hợp phong cách lẫn Âu - Á

Ngoài ra, chú rể đã đến nhà cô dâu từ chiều hôm trước khi diễn ra lễ cưới. Bởi vì theo phong tục, nhà trai (có ông mối đi kèm) mang qua nhà đàn gái một con lợn quay để cúng tổ tiên. Sau đó, chú rể phải tự rót nước trà mời tất cả người thân thích của cô dâu. Xong thủ tục đó mới trở về nhà và để lại hai cô gái chưa chồng cùng với ông mối ở lại nhà gái để sang hôm sau chú rễ mới chính thức đưa dâu về.


Lễ vật phong phú, đa dạng trong lễ ăn hỏi

Đón dâu về, đôi uyên ương cần thực hiện nghi lễ bắt buộc: bái lậy trời đất, bái lậy tổ tiên và hai vợ chồng bái lạy nhau (giống như trong phim thường hay đọc: nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê giao bái). Sau khi lạy xong, cô dâu cùng chú rể đi chào cô bác bên chồng.
• Cuối cùng: là thực hiện lại mặt (thường diễn ra sau 1 ngày lễ cưới), có nghĩa là cặp đôi mới cưới cùng với ông mối mang 1 đôi gà hai chai rượu và 1 mâm xôi sang nhà gái thưa chuyện. Sau khi thực hiện nghi thức này thì ba mẹ cô gái mới chia hồi môn cho con.

Đây quả thực là một phong tục rất có nhiều quy trình, song hiện nay đã được giảm bớt để đơn giản hóa mọi thủ tục, nhất là việc trao nhẫn đính hôn đẹp giữa đôi trai gái bày tỏ tình cảm với nhau.

Chủ đề cùng chuyên mục :