Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi khó thở, quấy khóc khiến nhiều bố mẹ trẻ bối rối lo lắng. Phải làm sao để giúp con dễ thở, ăn ngon ngủ ngoan đây?

Nghẹt mũi là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà bé phải đối mặt, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Một số gợi ý sau sẽ giúp bố mẹ dễ dàng trị bệnh cho bé:
Dùng nước muối sinh lý



Bạn có thể dùng nước muối sinh lý (dạng ống thuốc 0,9% có bán ở các cửa hàng thuốc) nhỏ 1 giọt vào từng lỗ mũi của bé, rồi để 2 phút sau làm sạch mũi cho bé bằng bông sạch. Trong khi nhỏ xong một bên mũi, nên lau sạch đầu ống thuốc trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì đầu ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.

Xông hơi

Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng đờm được hình thành trong mũi bé. Cách này cũng giúp mũi trẻ được thông thoáng và dễ thở hơn.

Bạn có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái cốc và bế bé cẩn thận để bé hít hơi nước bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé sẽ khiến mũi, họng sạch và thông đờm. Bạn có thể thêm một chút muối trắng để bé hít được hơi nước muối sẽ có tác dụng tốt hơn
Hút mũi

Về nguyên tắc, để thông đờm trị nghẹt mũi cho bé cần loại bỏ chất nhầy từ mũi. Bạn có thể sử dụng một thiết bị hút mũi cho con.



Thiết bị hút mũi dạng ống cao su hình bóng đèn được nhiều mẹ ưa thích chọn dùng cho con. Hãy bóp bầu cao su một lần trước khi đặt ống vào mũi của bé. Sau đó, nhẹ nhàng hút chất nhầy từ một bên mũi bằng cách đưa đầu ống vào mũi bé và thả nhẹ tay ra. Lặp lại tương tự với ống mũi bên kia.

Thực tế, khi dùng biện pháp này bé sẽ sợ, khóc và cử động nhiều, vì vậy bạn cần có người hỗ trợ làm cùng. Bạn cũng nên nhỏ nước muối sinh lý hoặc xông hơi cho bé trước khi hút.
Kê gối cao

Cho trẻ nằm gối thấp sẽ khiến con gặp khó khăn khi thở hơn, vì vậy, mẹ nên kê gối cao hơn thường ngày. Đồng thời, khi bé ngủ, mẹ nên dùng hai mu bàn tay day day cánh mũi cho bé, đảm bảo bé sẽ dễ chịu hơn.

Uống nhiều nước

Do mũi bị tắc, con sẽ phải hít thở qua miệng, điều này có thể gây mất nước cho cơ thể bé. Vì vậy, bạn nên cho bé uống nhiều nước và ăn thực phẩm nhiều nước.
Xem thêm : tre so sinh kho ngu mẹ phải làm sao?
Lưu ý: Nghẹt mũi có thể xảy ra do nhiều lý do như cảm lạnh thông thường, dị ứng... Nếu các biện pháp khắc phục cho bé kể trên không có tác dụng, bạn cần cho con đi khám và chữa trị.

Tuyệt đối không dùng miệng để hút mũi cho bé vì vừa mất vệ sinh vừa dễ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ.