Trong các ngôi nhà nhỏ, diện tích hạn chế, nhất là dạng nhà ống được xây dựng san sát nhau trong các thành phố lớn, sự lưu thông ánh sáng và không khí là điều cực kỳ quan trọng. Theo cách đơn giản nhất, chúng ta có thể sử dụng quả đối lưu hay xây lỗ thông gió trong nhà. Tuy nhiên, có một phương án hiệu quả hơn rất nhiều vừa đảm bảo ánh sáng, không khí lại đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao là giếng trời.

>> Có thể bạn quan tâm: Thiết kế thi công nội thất showroom cửa hàng shop thời trang, spa, quán karaoke... và các công trình thương mại



Có nhiệm vụ lưu thông, trung chuyển khí cho cả nhà nên để giếng trời phát huy được tối đa hiệu quả, chủ nhà nên thiết kế cửa, lỗ khí để không khí được lưu thông từ ngoài vào trong và đảm bảo dòng lưu thông không bị cản trở, tạo sự tuần hoàn, thông thoáng thường xuyên cho không gian. Có như vậy, sức khỏe mỗi người cũng cần đảm bảo.



Việc đầu tiên chủ nhà cần lưu ý là chọn vị trí giếng trời. Giếng trời thường đặt dưới chân cầu thang. Chân cầu thang thường là diện tích chết trong căn nhà. Do vậy, đặt giếng trời tại khu vực này tiết kiệm được diện tích sàn lại tạo được một điểm nhấn cho ngôi nhà. Các phòng tiếp xúc với giếng trời thông qua cửa sổ hoặc ban công mỗi phòng.



Nếu là biệt thự thì việc thiết kế giếng trời rất dễ dàng nhưng đối với nhà lô hay biệt thự liền kề, diện tích bị hạn chế hơn nên giếng trời thường được thiết kế nhỏ chỉ tầm 3 – 5 m2. Để phát huy tối đa khả năng thông gió, nên thiết kế một lỗ thông gió ngay trên nóc nhà và được che chắn bằng kính. Như vậy, vào ban ngày, giếng trời luôn có ánh sáng từ trên chiếu xuống. Chủ nhà có thể dùng kính trắng, kính màu hay rèm có khả năng tự đóng mở.

Nguồn: http://hkdesign.com.vn/tin-tuc/can-l...091553251.html

Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ trên website www.cetemet.org