Cách tốt nhất để chữa viêm tai giữa là khám bác sĩ ngay khi phát hiện bệnh để được hướng dẫn chi tiết. Tuy nhiên trước đó các bậc phụ huynh cần có những kiến thức cơ bản về bệnh để không bị bối rối khi gặp bác sĩ.
Khi trẻ có triệu chứng bị bệnh viêm tai giữa thường sốt cao, khó chịu, biếng ăn, mệt mỏi và trở nên cáu gắt, kém năng động hơn thường ngày. Đối với trẻ lớn hơn có thể bị nhức tai và mất thính lực tạm thời gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

Việc điều trị ở bác sĩ khi trẻ bị viêm tai giữa có thể sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc kháng sinh cũng có tác dụng vì một số nguyên nhân viêm tai do tác nhân virus – không phải do vi khuẩn và thuốc kháng sinh không thể diệt virus được và không có tác dụng. Một số phụ huynh vì nghe truyền tai là viêm tai giữa được chữa khỏi nhờ dùng kháng sinh nhưng vì lý do trên nên không phải hoàn toàn như vậy.

Trường hợp trẻ lớn hơn 2 tuổi, để dùng kháng sinh, bác sĩ cần theo dõi trong một hai ngày để đưa ra quyết định điều trị như: tổng quan sức khỏe của bé tốt, những cơn đau và sốt, thăm khám tai, theo dõi những dấu hiệu nhiễm trùng.

Bên cạnh việc dùng thuốc và kháng sinh theo đơn bác sĩ thì khi những trường hợp sau phụ huynh nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để theo dõi bệnh:
- 1-2 ngày từ khi phát hiện trẻ có triệu chứng bất thường, nếu những cơn đau và sốt không giảm nên đi khám bác sĩ
- 2 ngày kể từ ngày điều trị bằng kháng sinh nhưng không có dấu hiệu suy giảm và còn tồi tệ hơn.
- Trường hợp tai trẻ bị mủ và sau khi điều trị theo đơn thuốc nhưng mủ không hết có thể gặp bác sĩ để thực hiện tiểu phẫu dẫn lưu mủ ra ngoài

Bệnh viêm tai giữa và đặc biệt là viêm tai giữa mãn tính có thể lặp lại đối với người bệnh. Do đó, người bệnh không nên chủ quan và điều trị dứt điểm bệnh để hạn chế tái phát bằng các biện pháp sau: Dùng kháng sinh mỗi ngày trong vòng vài tháng, Tiêm vacxin định kỳ hoặc Phẫu thuật đặt ống nhỏ ở màng nhĩ