Cha mẹ nên Làm gì khi bé bị “nói lắp”?
Bé nhà mình không phải bị chậm nói nhưng bây giờ đã 3 tuổi rưỡi rồi mà mỗi khi nói chuyện là cứ “lắp ba lắp bắp”, có mỗi một từ mà phải nói đến mấy lần, mãi mới được một câu hoàn chỉnh, ví dụ “Con... con muốn... con muốn đi chơi vườn thú.” Mình đã dặn bé là phải suy nghĩ kĩ rồi mới được nói, không được hấp tấp đến mức nói câu trước xong thì không biết câu sau phải nói gì nữa. Gần đây, tre hay khoc dem làm tôi rất lo lắng. Không biết có liên quan gì đến hiện tượng trẻ khóc đêm hay không. Nhưng tình hình vẫn chẳng thay đổi, mình nên làm gì đây?

Tại sao trẻ nói lắp

Khi bé nói chuyện không liền mạch thì có lẽ bản thân bé còn cảm thấy lo lắng hơn người lớn nữa. Bé rất muốn được nhanh chóng nói ra những điều mình đang nghĩ. Chẳng phải có những lúc người lớn cũng quá vội vàng, hoặc chưa sắp xếp được một câu hoàn chỉnh nên cũng nói lắp đấy thôi, chẳng qua là việc đó không thường xuyên xảy ra. Nhưng nếu cha mẹ yêu cầu bé phải nghĩ một câu hoàn chỉnh trước khi nói ra miệng hoặc cầm sách đọc truyện cổ tích thì quả thực là rất khó, không chỉ có trẻ con mà người lớn cũng ít khi làm được, vì vốn dĩ mọi người đều nói những lời mà mình đang nghĩ trong đầu.

Truyện cổ tích việt nam

Tại sao vẫn có những lúc bé không nói kịp với những điều đang nghĩ? Thông thường đó là do lúc đó trong đầu bé có quá nhiều suy nghĩ, nhưng khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ vẫn chưa theo kịp suy nghĩ. Vì thế, khi miệng mới chỉ nói được hai chữ “Con muốn...” mà trong đầu bé có thể đã nghĩ đến chuyện đi vườn thú sẽ chơi những gì rồi, và lời nói lại cứ bị ngừng ở hai chữ “Con muốn”. Lời nói không theo kịp suy nghĩ thì sẽ dẫn đến “nói lắp”, không liền mạch rồi quên luôn mình muốn nói gì. Hiện tượng “quên” này không phải là do trí nhớ kém mà là do trong đầu bé có quá nhiều suy nghĩ nên mới bị “quên” tạm thời.
Cũng có những trường hợp bé chưa suy nghĩ kĩ đã nói ra nên mới lặp lại nhiều lần chữ “Con muốn..để kéo dài thời gian suy nghĩ thêm. Những biểu hiện trên thường gặp khi cha mẹ muốn bé lựa chọn hoặc quyết định việc gì đó. Cũng có lúc do cha mẹ không chú ý đến bé nên bé phải tìm một “cớ” gì đó để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Thông thường, những tình huống như thế này không hay xảy ra, cũng không ảnh hưởng đến khả năng diễn đạt lời nói
của bé. Sau đây là những gợi ý về thái độ của cha mẹ mỗi khi bé “nói lắp”.
Xem thêm thông tin kiến thức và kinh nghiệm nuôi con tại: http://nuoiconphaibiet.com/chuyen-muc/nuoi-con/