Tai người gồm 3 phần là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Khi âm thanh đến tai bước đầu sẽ qua tai ngoài, sau đó đi qua ống tai đến tai giữa, âm thanh làm rung màng nhĩ và các xương nhỏ sẽ khuếch đại các rung động và truyền tới tai trong. Thông thường, tai hoạt động khi áp suất giữa tai giữa và môi trường bên ngoài giống nhau. Trong đó vòi ớt-tát (ống ot-tat) là bộ phận làm cân bằng áp suất không khí bên trong và bên ngoài, khi vòi ớt - tát này bị tắt nghẽn sẽ làm dịch nhày tiết nhiều tạo nên môi trường thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào tai dễ dàng. Bệnh viêm tai giữa là bệnh khi có những tổn thương xảy ra ở vùng tai giữa có thể do tác động bên ngoài hoặc do dịch tai tích tụ….Người mắc bệnh viêm tai giữa sẽ có cảm giác đau đớn, màng nhĩ đỏ. Để phòng bệnh cũng như chữa viêm tai giữa đúng cách, người bệnh cần có những hiểu biết đầy đủ về tai cũng như bệnh viêm tai giữa.

Vì vậy những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tai giữa là:
** Đối với người lớn:
- Thính giác giảm rõ rệt, nghe kém, mở tivi lớn hơn bình thường…
- Tai có nước, chảy dịch, mủ
- Đau tai, nhức, khó chịu
- Ù tai, mất tập trung – Xem triệu chứng ù tai do bệnh viêm tai giữa
- Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý triệu chứng viêm họng vì đây có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa.

** Đối với trẻ em:
- Tai bị đọng dịch, thúc ép lên màng nhĩ gây đau tai, khó chịu, trẻ thường gãi, bứt tai…
- Trường hợp dịch tụ nhiều gây áp suất lớn dẫn tới thủng màng nhĩ, dịch chảy ra ngoài >> xem triệu chứng khi bị thủng màng nhĩ do viêm tai giữa cấp
- Sốt cao 39-40 độ C, quấy khóc, kém ăn, nôn trớ, co giật…
- Rối loạn tiêu hóa, trẻ đi lỏng nhiều lần, xuất hiện gần như cùng với triệu chứng sốt.
- Tư thế nằm, nhai bú có thể gây đau tai, do đó trẻ ít ngủ, khó ngủ và ăn ít
- Trẻ hay không tập trung, không nghe lời, nghe kém…

Nắm bắt được các dấu hiệu để có biện pháp chữa viêm tai giữa phù hợp, tránh gây các biến chứng nguy hiểm về sau, bảo vệ sức khỏe và đời sống sinh hoạt người bệnh tốt.
Xem biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa