Ngày nay máy bộ đàm như là một thiết bị di động cầm tay để liên lạc một cách nhanh chóng trong một nhóm cùng làm việc. Máy bộ đàm cho phép một người nói và nhiều người cùng nghe một lúc. Thông thường bán kính đàm thoại giữa các máy bộ đàm là khoảng 2 đến 3 km.
Nguyên tắc hoạt động của máy bộ đàm là đàm thoại 2 chiều 1 luồng thoại, nghĩa là một người nói và nhiều người nghe chỉ cần bấm một phím gọi.
Hiện nay máy bộ đàm được sử dụng phổ biến và thông dụng trong các công ty, doanh nghiệp và các loại hình dịch vụ, đội tuần tra, công an, bảo vệ nhà hàng, công ty, tòa nhà, các công trình xây dựng, …

Phân loại máy bộ đàm:
- Theo tần số có: MF/ HF, VHF, UHF
- Theo tính cơ động có : Cầm tay, lưu động và trạm cố định.
- Theo lĩnh vực ứng dụng : Trên bộ, hàng hải, hàng không, chống cháy nổ (tiêu chuẩn FM).
- Theo mức độ kết nối: Trung kế và thông thường; đơn vùng và đa vùng.
- Theo công nghệ : K
- Kỹ thuật tương tự hoặc kỹ thuật số (xu hướng mới hiện nay)

Máy bộ đàm cầm tay: là loại máy mà bạn có thể cầm trong tay và di chuyển khi đang sử dụng. Bộ đàm cầm tay thường có công suất không quá 6W và dùng pin sạc được.
Máy bộ đàm lưu động: được lắp trên các phương tiện lưu động như taxi, xe tải, tàu thuyền… Thường có công suất 25W hay 50W-60W hoặc hơn (với băng tần MF/HF). Có ăng ten thường lắp trên nóc xe/ tàu và dùng nguồn điện bình ắc quy.
Bộ đàm trạm cố định: Thường lắp ở các trạm điều hành, có công suất phát từ 40W trở lên và có ăng ten lắp trên cột cao. Một dạng máy trạm đặc biệt là bộ lặp (repeater) giúp tăng cự ly liên lạc cho các máy bộ đàm cầm tay và cả lưu động, trạm cố định.

Các bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về máy bộ đàm thì hãy liên hệ với chúng tôi công ty CP Viễn Thông Á Châu với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình.

Trích nguồn: sieuthivienthongachau.blogspot.com