Muốn quản vì... có kinh nghiệm!?

Cụ thể, Công ty Mua bán điện (EPTC, thuộc EVN) lại đề xuất vẫn được tiếp tục thực hiện chức năng quản lý kỹ thuật hệ thống đo đếm này. EPTC cho rằng, đây là chức năng của EPTC đã được EVN giao cho. Chức năng này gồm: Thỏa thuận thiết kế kỹ thuật hệ thống đo đếm điện năng, nghiệm thu, chốt chỉ số công tơ hàng tháng, kiểm tra định kỳ, xử lý sự cố...

“Chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý kỹ thuật hệ thống đo đếm” - đại diện EPTC nói.

Phó Chủ tịch Hội điện lực Việt Nam, ông Trần Đình Long lúc đó đã cho rằng, muốn có thị trường điện cạnh tranh cần phải có sự cạnh tranh trong khâu quản lý công tơ điện.

“Điều này được đánh giá là bước tiến mới của thị trường điện để hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh trong tương lai với việc khách hàng (hộ tiêu dùng điện) có quyền được lựa chọn những nhà cung cấp với mức giá cạnh tranh nhất” - ông Long đề xuất.

Với thực tế những hoài nghi về công tác ghi chỉ số công tơ điện khiến hóa đơn tiền điện của người dân tăng vọt hiện nay, ông Trần Đình Long cho răng, càng thấy việc tách đơn vị quản lý công tơ điện là điều cần thiết càng sớm càng tốt.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nếu đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý dữ liệu đo đếm công tơ điện hoạt động theo cơ chế cạnh tranh, tách biệt độc lập thì thị trường này tự thân nó sẽ xác định ra cách thức thực hiện việc ghi chỉ số công tơ với chi phí tối thiểu.

Điều này có nghĩa cơ chế thị trường sẽ lựa chọn ra đơn vị thực hiện một cách khách quan nhất theo tiêu chí giảm thiểu chi phí cho người tiêu dùng. Và không có gì minh bạch, rõ ràng hơn một đơn vị độc lập đo chỉ số công tơ cho người dân, ông Long khẳng định.

Tại diễn đàn Quốc hội mới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng lên tiếng rằng: Trong công tác điều hành giá điện, giá xăng dầu và một số mặt hàng khác theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước nhưng cần phải minh bạch, công khai các yếu tố đầu vào, hạch toán các yếu tố hình thành giá đầu vào, đầu ra của sản phẩm thông qua công bố của các cơ quan quản lý nhà nước, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để dư luận hiểu rõ và tin tưởng.

Cụ thể, Công ty Mua bán điện (EPTC, thuộc EVN) lại đề xuất vẫn được tiếp tục thực hiện chức năng quản lý kỹ thuật hệ thống đo đếm này. EPTC cho rằng, đây là chức năng của EPTC đã được EVN giao cho. Chức năng này gồm: Thỏa thuận thiết kế kỹ thuật hệ thống đo đếm điện năng, nghiệm thu, chốt chỉ số công tơ hàng tháng, kiểm tra định kỳ, xử lý sự cố...

“Chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý kỹ thuật hệ thống đo đếm” - đại diện EPTC nói.

Phó Chủ tịch Hội điện lực Việt Nam, ông Trần Đình Long lúc đó đã cho rằng, muốn có thị trường điện cạnh tranh cần phải có sự cạnh tranh trong khâu quản lý công tơ điện.

“Điều này được đánh giá là bước tiến mới của thị trường điện để hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh trong tương lai với việc khách hàng (hộ tiêu dùng điện) có quyền được lựa chọn những nhà cung cấp với mức giá cạnh tranh nhất” - ông Long đề xuất.

Với thực tế những hoài nghi về công tác ghi chỉ số công tơ điện khiến hóa đơn tiền điện của người dân tăng vọt hiện nay, ông Trần Đình Long cho răng, càng thấy việc tách đơn vị quản lý công tơ điện là điều cần thiết càng sớm càng tốt.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nếu đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý dữ liệu đo đếm công tơ điện hoạt động theo cơ chế cạnh tranh, tách biệt độc lập thì thị trường này tự thân nó sẽ xác định ra cách thức thực hiện việc ghi chỉ số công tơ với chi phí tối thiểu.

Điều này có nghĩa cơ chế thị trường sẽ lựa chọn ra đơn vị thực hiện một cách khách quan nhất theo tiêu chí giảm thiểu chi phí cho người tiêu dùng. Và không có gì minh bạch, rõ ràng hơn một đơn vị độc lập đo chỉ số công tơ cho người dân, ông Long khẳng định.

Tại diễn đàn Quốc hội mới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng lên tiếng rằng: Trong công tác điều hành giá điện, giá xăng dầu và một số mặt hàng khác theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước nhưng cần phải minh bạch, công khai các yếu tố đầu vào, hạch toán các yếu tố hình thành giá đầu vào, đầu ra của sản phẩm thông qua công bố của các cơ quan quản lý nhà nước, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để dư luận hiểu rõ và tin tưởng.