Dầu dừa đang là một sản phẩm hot trên thị trường Việt Nam cũng như trên thế giới vì các công dụng tuyệt vời của nó. Hiện nay, dầu dừa đang được người tiêu dùng Việt Nam sử dụng để chăm sóc da, chăm sóc tóc, chăm sóc cơ thể toàn diện. Ở Nhật, hiện tại sản phẩm này đang được coi như 1 loại “thần dược” trong cuộc sống. Nó vừa được đài truyền hình quốc gia Nhật Bản cho lên sóng truyền hình với một đoạn phim và phỏng vấn các chuyên gia dài hơn 120 phút. Điều này cho thấy, các tác dụng của dầu dừa đối với cuộc sống là một điều không thể chối cãi. Nhưng ở các quốc gia tiên tiến, dầu dừa được sử dụng là loại dầu dừa sản xuất không qua quá trình gia nhiệt, hay còn gọi là dầu dừa ép lạnh. Vậy, các quy trình sản xuất dầu dừa hiện tại, có bao nhiêu quy trình đang được áp dụng. Nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé
Phương pháp truyền thống
Dầu dừa bị đun từ nước cốt, mỗi mẻ sản xuất số lượng ít, sản xuất hộ gia đình, vệ sinh của đồ dung không sạch như máy ép dừa tươi, khăn vắt nước cốt, bếp nồi xoang, tay chân thiếu sạch sẽ. Nhiệt độ làm cho dầu dừa bị mất hết Vitamin, keo dầu dừa bị đun lên và tan trong dầu dừa, ngăn làm giảm khả năng thẩm thấu vào da tóc khi bôi. Hơi nước bốc hơi vẫn còn hòa trong dầu dừa, làm cho dầu dừa nhanh bị hư, phải để trong tủ lạnh.
Đây là phương pháp sản xuất dầu dừa phổ biến nhất ở Việt Nam tại thời điểm hiện tại, vì nó đơn giản, dễ làm ngay trong căn bếp của gia đình bạn
Phương pháp tách dầu dừa bằng máy ly tâm
Máy ly tâm được sử dụng ở các nước Phương tây để sản xuất dầu Olive. Cơm dừa sau khi bào da, rửa sạch cho vào máy để xay nghiền ép lạnh để ra nước cốt dừa chứa dầu dừa tươi, rồi qua máy ly tâm tách dầu dừa. Nhờ sản xuất không dùng nhiệt, sử dụng máy móc hiện đại, giúp cho dầu dừa không bị nhiệt làm mất các Vitamin, tách bằng ly tâm theo trọng lượng riêng nên đường cũng bị tách khỏi dầu dừa, lớp keo (nhựa - mủ, gần như trái cây nào cũng có nhựa hay mủ) cũng được tách ra, vì thế dầu dừa tinh khiết sẽ thẩm thấu vào da và tóc nhanh hơn do được loại lớp màng keo. Hiện tại thì sản xuất dầu dừa bằng máy ly tâm còn mới mẻ ở Việt Nam, nhưng đối với những nước trong khu vực như Philippines, Indonesia,... đã sử dụng từ lâu. Và bằng phương pháp này, đã cho ra đời sản phẩm dầu dừa ép lạnh đạt chất lượng cao nhất
Đối với phương pháp này, rất ít các công ty Việt Nam áp dụng. Vì nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn và trên hết, tay nghề của các kỹ thuật viên, nhân viên đứng máy phải cực kỳ cao mới có thể vận hành máy tốt được
Phương pháp ép lạnh từ cơm dừa nạo sấy rồi lọc bằng giấy lọc hoặc than hoạt tính.
Cơm dừa nạo sấy có tỷ lệ ẩm cao hơn 3%, làm cho dầu dừa có tỷ lệ ẩm cao, sử dụng hóa chất khống độ ẩm trong dầu để bảo quản được lâu. Dừa sấy thường bị nhiệt độ nên tỷ lệ vitamin không còn nhiều. Đường trong dừa và keo (nhựa – mủ) vẫn còn.
Phương pháp này đang được các công ty sản xuất dầu dừa ở Việt Nam áp dụng, nhưng do nhược điểm của quá trình sản xuất nên chất lượng của sản phẩm dầu là không cao gây khó khăn trong việc cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác trong khu vực
Với mong muốn đem đến cho người tiêu dùng Việt Nam một sản phẩm dầu dừa chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Cũng như mang sản phẩm của Việt Nam ra cạnh tranh với các sản phẩm của quốc tế như: Thái Lan, Philippin, Indonesia, công ty sản xuất dầu dừa Tinh Dầu Thực Vật Me Kong đã dày công nghiên cứu và cho ra đời sản phảm dầu dừa nguyên chất và dừa dừa tinh khiết theo công nghệ ly tâm lạnh